Một số cách sử dụng tinh dầu gừng và chống chỉ định

Một số cách sử dụng tinh dầu gừng và chống chỉ định

Qua bài viết tóm tắt về 14 công dụng của tinh dầu gừng đã cho chúng ta biết tinh dầu gừng có nhiều đặc tính chữa bệnh. Những lợi ích nổi bật của nó đã được ứng dụng trong:
  • * Mỹ phẩm: chất kính thích, làm ấm, chống viêm, làm săn chắc, trị mụn trứng cá, thuốc bổ,...
  • * Da và bên ngoài: chất kích thích, làm ấm, thuốc long đờm, giảm đau, chống viêm, kích thích tình dục, tăng cường trí nhớ, chống buồn nôn, tăng cảm giác thèm ăn, tăng cường hệ miễn dịch, ...
  • * Thuốc: thuốc sát trùng, nhuận tràng, thuốc bổ, chất làm ấm, tiêu hóa, thuốc long đờm, giảm đau, chống viêm, chống co thắt, chống buồn nôn, tăng cảm giác thèm ăn, tuần hoàn, lợi tiểu, giải độc, tăng cường hệ miễn dịch, Sudorific (thuốc làm thoát mồ hôi), ...
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng tinh dầu gừng và một số chống chỉ định của nó. Hãy tham khảo các cách sử dụng dưới đây và mua tinh dầu gừng về trữ trong tủ thuốc nhà bạn nhé.

Một số cách sử dụng tinh dầu gừng

1. Ứng dụng trị liệu bằng hương thơm:

  • *     Dùng máy khuếch tán cho 23 giọt tinh dầu gừng vào hoặc cho nhiều hơn theo sở thích cá nhân, sẽ giúp cải thiện tâm trạng tiêu cực và ham muốn tình dục thấp. Làm cách này trước khi đi ngủ tạo điều kiện đi vào giấc ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, đặc biệt có ích cho những người bị chứng mất ngủ. Nó cũng được làm để có thể nâng cao mức năng lượng bằng cách truyền cảm hứng tích cực và hy vọng, đồng thời thúc đẩy một tư duy cân bằng và có cơ sở.
  • *     Để có một bộ khuếch tán với hương thơm làm dịu cùng sắc thái nhiệt đới giúp giải phóng lo lắng, mệt mỏi, buồn bã hãy kết hợp 3 loại tinh dầu sau vào máy khuếch tán: 3 giọt tinh dầu gừng, 2 giọt tinh dầu ngọc lan tây Ylang Ylang và 2 giọt tinh dầu cam hoang dã.
  • *     Để có một hỗn hợp khuếch tán nhằm nâng cao cảm giác tự tin hãy kết hợp 3 loại tinh dầu khuếch tán sau: 3 giọt tinh dầu gừng, 2 giọt tinh dầu cam Bergamot và 2 giọt tinh dầu hoắc hương. Sự pha trộn này cũng tạo ra cảm giác cân bằng tinh thần và cảm xúc. Ngoài ra, để có hỗn hợp thư giãn đầu óc và nâng cao tinh thần bạn có thể kết hợp bộ khuếch tán với 2 giọt mỗi lại tinh dầu gừng, phong lữ và cam.
  • *     Để giảm tắc nghẽn và và kích ứng đường hô hấp bằng cách giảm chất nhờn và viêm, bạn sử dụng kết hợp 2 giọt mỗi loại tinh dầu sau đây trước khi thêm hỗn hợp vào máy khếch tán: tinh dầu gừng, trà xanh (cây chè), xô thơm và cây khuynh diệp (bạch đàn). Hỗn hợp này cũng giúp làm giảm căng thẳng, cân bằng nội tiết tố và làm giảm các triệu chứng dị ứng.
  • *     Để làm dịu cơn buồn nôn và đau bụng hãy pha trộn và khuếch tán 3 giọt tinh dầu gừng cùng 3 giọt tinh dầu bưởi và 2 giọt tinh dầu bạc hà.
  • *     Tinh dầu gừng có thể kết hợp tốt với bất kỳ loại dầu sau đây đều tạo nê sự kết hợp độc đáo về mùi hương thơm hấp dẫn, mới lạ: Cam Bergamot, quế Cassia, Quế, Gỗ tuyết tùng (Cedarwood Atlas), rau mùi Coriander, Khuynh diệp (bạch đàn), nhũ hương, phong lữ, quả bách xù, chanh, đào kim nương (Myrtle), cam Neroli, sả hồng (Palmarosa), hoắc hương (Patchouli), hoa hồng (Rose), hương thảo Rosemary, gỗ hồng Rosewood, gỗ đàn hương Pháp (Sandalwood), cỏ hương lau (Vetiver) và Ngọc lan tây Ylang Ylang.

2. Tinh dầu gừng trong ứng dụng mỹ phẩm/làm đẹp:

  • *     Tinh dầu gừng được biết đến với khả năng ức chế quá trình oxy hóa tế bào, nguyên nhân gây ra tổn thương da và các dấu hiệu lão hóa. Để tẩy tế bào chết cho da mặt, hoặc những vùng da xỉn màu, giúp da mềm mại và khỏe mạnh hơn hãy kết hợp công thức sau: lấy một cái tô, cho vào nửa chén đường nâu, nửa chén dầu dừa phân đoạn, 10 giọt tinh dầu gừng và 5 giọt tinh dầu chanh, sau đó cho vào hộp kín. Khi lấy ra sử dụng, bạn chỉ cần dùng đầu ngón tay quệt một ít hỗn hợp vào lòng bàn tay, xoa hai lòng bàn tay với nhau sau đó mátxa lên da mặt và những vùng da xỉn màu. Sau một thời gian massage cảm giác da mềm hơn, hãy rửa sạch với nước ấm, sau đó rửa lại bằng nước lạnh, sau cùng dùng khăn mềm, sạch thấm khô da (không nên chà sát). Công thức này là bí quyết giúp loại bỏ tế bào da chết, làm dịu các chứng viêm, phòng ngừa mụn trứng cá, làm mờ nếp nhăn, giảm sự xuất hiện của cellulite.
  • *     Làm mặt nạ tinh dầu gừng sẽ giúp da mặt săn chắc, mềm mại, mịn màng và sáng bật tông hơn. Công thức thật dễ dàng thực hiện tại nhà với 5 giọt tinh dầu gừng kết hợp với 2 muỗng canh mật ong nguyên chất và 1 muỗng cà phê nước cốt chanh. Trộn đều hỗn hợp và cho vào tủ lạnh. Sau 30 phút lấy hỗn hợp ra dùng đắp mặt nạ trong vòng 30 phút, sau cùng rửa mặt bằng nước lạnh. Bảo quản trong tủ lạnh để dùng hằng ngày không những có tác dụng trẻ hóa làn da mà thậm chí còn kích thích tình dục.

3. Tinh dầu gừng sử dụng trên tóc và da đầu:

  • *     Da đầu bị gàu gây ngứa ngấy, khó chịu, tinh dầu gừng sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây ngứa và gây viêm một cách an toàn, tự nhiên mà rất hiệu quả. Nếu chỉ bị gàu nhẹ, muốn làm dịu cảm giác ngứa thì chỉ cần cho dầu gội vào một cái ca, cho vào chút nước, nhỏ thêm 2 giọt tinh dầu gừng vào khuấy tan sau đó cho lên da đầu, massage da đầu nhẹ nhàng. Dùng tinh dầu gừng trị gàu bằng cách cho 10 giọt tinh dầu gừng trộn với 5 giọt dầu ô liu nguyên chất và 1 muỗng cà phê nước cốt chanh trộn đều thoa lên da đầu và ủ trong vòng 15 đến 30 phút. Sau cùng gội lại bằng dầu gội thông thường. Hãy thực hiện phương pháp này 3 lần một tuần để có kết quả tốt đồng thời duy trì cho tóc mềm, ngăn ngừa khô da đầu và ngứa, lại kích thích mọc tóc hiệu quả.
  • *     Một cách khác cũng giúp kích thích mọc tóc đồng thời tăng cường tuần hoàn máu cho vùng da đầu với chiết xuất tinh dầu gừng nguyên chất. Đó là sự kết hợp lượng 1:1 gồm tinh dầu gừng và dầu Jojoba hữu cơ ép lạnh trộn đều nhau sau đó thoa lên da đầu, massage nhẹ nhàng và ủ trong vòng tối thiểu 30 phút. Sau cùng xả với nước dưới vòi sen và gội lại với dầu gội thông thường. Cách này sẽ giúp ức chế tóc gãy rụng, nuôi dưỡng các sợi tóc khỏe mạnh bằng các axit béo, từ đó kích thích mọc tóc.

4. Tinh dầu gừng trong ứng dụng y học:

  • *     Tinh dầu gừng có đặc tính khử trùng, do đó loại bỏ nhiễm trùng do vi khuẩn trên da rất tốt. Chỉ cần 13 giọt tinh dầu gừng pha loãng với 1 thìa cà phê dầu dừa hoặc dầu ô liu (hoặc bất kỳ dầu tự nhiên khác) bôi vào vùng da bị nhiễm trùng để điều trị và ngăn ngừa hiệu quả. Nhẹ nhà xoa bóp để hỗn hợp thấm vào da.
  • *     Tinh dầu gừng cũng làm giảm đau nhức cơ, đau đầu, đau lưng và đau bụng kinh khá tốt. Hãy chuẩn bị cho mình một bồn tắm với nước ấm khoảng 3038 độ C, cho thêm 2-3 giọt tinh dầu gừng vào và ngâm mình thư giãn cho đến khi nước nguội. Tắm với tinh dầu gừng theo cách này giúp kích thích các dây thần kinh trong cơ thể, làm ấm cơ thể, giảm viêm và đau nhức, đồng thời tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nếu bạn muốn tạo cảm giác sảng khoái hơn, khỏe mạnh, phấn chấn hơn, kích thích hơn có thể cho vào bồn tắm với tỷ lệ 3 giọt tinh dầu gừng và 2 giọt tinh dầu bạch đậu khấu.
  • *     Tự làm hỗn hợp dầu massage cơ thể, làm dịu các cơn đau bạn có thể cho 5 giọt tinh dầu gừng, 5 giọt tinh dầu cam cùng 5 giọt dầu Jojoba hữu cơ vào một chai thủy tinh tối màu và lắc nhẹ cho hỗn hợp hòa quyện với nhau. Khi sử dụng thoa lên da như các loại dầu massage khác. Bạn có thể dùng hỗn hợp sau để massage hoặc tắm bồn nước ấm với công thức 4 giọt tinh dầu gừng, 4 giọt tinh dầu hương thảo, 2 giọt tinh dầu khuynh diệp (bạch đàn) và 4 thìa cà phê dầu dừa/dầu ô liu.

Chống chỉ định với tinh dầu gừng

Mặc dù là một chiết xuất tự nhiên, an toàn nhưng tinh dầu gừng có tính ấm làm nóng tốt, tác dụng khá mạnh nên không phải cũng có thể sử dụng được.
  • -     Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú khi chưa được sự tư vấn từ bác sĩ vì nó ảnh hưởng đến sự bài tiết hormone trong cơ thể đồng thời hiện tại chưa có nghiên cứu về sự ảnh hưởng truyền sang thai nhi hay không;
  • -      Tránh xa tầm tay của trẻ em;
  • -     Cần tư vấn qua bác sĩ khi sử dụng tinh dầu gừng cho người: tiểu đường, ung thư, huyết áp cao, bệnh tim, các bệnh gan nghiêm trọng, rối loạn da hoặc bệnh liên quan đến hormone, người có nguy cơ đột quỵ cao, người bị xơ vữa động mạch cao, đau tim hoặc vừa trải qua cuộc phẫu thuật lớn,...
  • -      Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời 24 tiếng sau khi sử dụng vì tinh dầu dễ bay hơi đồng thời dễ gây độc quang hợp;
  • -      Nên thử độ thích ứng của da trước khi sử dụng bằng cách cho 1 giọt tinh dầu gừng vào 1 chén nhỏ, cho thêm 4 giọt dầu dừa/dầu ô liu sau đó thoa vào vùng da nhỏ, nếu không bị kích ứng thì có thể sử dụng bình thường. Trong trường hợp sử dụng bị dị ứng, hãy ngưng sử dụng và đến gặp ngay bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời.
  • -      Chỉ sử dụng ngoài da. Không sử dụng quá gần mắt, trong mũi, tai và các vùng da nhạy cảm khác.
  • -      Quan trọng: nên chọn địa chỉ uy tín để mua tinh dầu gừng nguyên chất để tránh bị pha trộn gây kích ứng da.

 

Comment