Thành phần hóa học trong tinh dầu gừng

Thành phần hóa học trong tinh dầu gừng

Lược sử về tinh dầu gừng

Tinh dầu gừng được chiết xuất từ củ gừng (hay còn gọi là thân rễ ngầm của cây gừng). Cây gừng có mùi thơm, có lá dài, hoa màu nhạt, rễ dày, trong đó thân rễ hay củ gừng là hữu ích nhất để làm hương liệu và các ứng dụng khác. Trong nhiều thế kỷ, củ gừng đã được sử dụng trong chế biến món ăn để tăng thêm hương vị đồng thời nó cũng được sấy khô hoặc tán thành bột để làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong y học dân gian gừng được sử dụng hàng ngàn năm nay với khả năng làm dịu các chứng viêm, hạ sốt, cảm lạnh, khó chịu về đường hô hấp, buồn nôn, kinh nguyệt không đều, đau bụng, viêm khớp và bệnh thấp khớp. Theo kinh nghiệm truyền thống, gừng được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm chống vi khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại, đồng thời nó là một loại gia vị tạo hương vị và có đặc tính tiêu hóa. Trong y học Ayurvedic (y học Hindu truyền thống của Ấn Độ) tinh dầu gừng được cho là có tác dụng giảm stress, xoa dịu những cảm xúc lo lắng, buồn bã, thiếu tự tin,...khi gặp những khó khăn, trắc trở.
Các lợi ích sức khỏe của tinh dầu gừng cũng tương tự như các loại thảo mộc có cùng nguồn gốc với nó, thậm chí nó còn được coi là có lợi hơn do sở hữu hàm lượng Gingerol cao – một thành phần trứ danh có đặc tính chủ yếu chống oxy hóa và chống viêm. Với hương thơm ấm áp, ngọt ngào hương gỗ và cay nồng giúp hỗ trợ tăng sinh lực, đặc biệt khi sử dụng tinh dầu gừng trong liệu pháp thư giãn bằng hương thơm. Tinh dầu gừng đã được đặt biệt danh là “Tinh dầu trao quyền” truyền cảm hứng cho cảm giác tự tin.

Những tác dụng trong các thành phần hóa học của tinh dầu gừng

Tinh dầu gừng dạng lỏng, nhẹ hơn nước, màu vàng hơi xanh lục, mùi đặc trưng của gừng.
Tinh dầu gừng có các thành phần hóa học chính bao gồm: Camphene, B-Phellandrene, α-Pinene, Geranial, Zingiberene, β-Bisabolene, β-Sesquiphellandrene, và Curcumene.
CAMPHENE được biết đến với:
  • Mùi hương nhẹ nhàng
  • Thể hiện đặc tính chống oxy hóa và chống viêm
B-PHELLANDRENE được biết đến:
  • Có mùi hương dễ chịu như mùi thơm của hương bạc hà pha lẫn với một chút vị cam/quýt
  • Thể hiện đặc tính chống nhiễm trùng, kháng vi rút, diệt khuẩn và thông mũi
α-PINENE được biết đến với:
  • Công dụng làm thuốc giãn phế quản
  • Có đặc tính chống viêm, khử trùng và long đờm
GERANIAL được biết đến:
  • Là thành phần tạo hương thơm với mùi hương giống hoa hồng
  • Có tác dụng diệt côn trùng và chống oxy hóa
ZINGIBERENE được biết đến:
  • Là thành phần hương thơm đậm vị nhất, tạo nên mùi hương đặc trưng của Gừng
  • Thể hiện đặc tính chống vi rút, chống oxy hóa và khử trùng
β-BISABOLENE được biết đến:
  • Là một chất tạo mùi thơm
  • Tỏa ra hương thơm ấp áp như hương gỗ và một chút hương trái cây đặc trưng của hương liệu “phương Đông”
  • Thể hiện đặc tính chống viêm và chống dị ứng
β-SESQUIPHELLANDRENE được biết đến:
  • Với đặc tính chống vi rút, diệt vi khuẩn có hại và giúp tiêu hóa tốt, loại bỏ các tác nhân gây đau bụng
CURCUMENE được biết đến:
  • Với công dụng hạ huyết áp và giảm đau
  • Thể hiện đặc tính chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả
Trong các thành phần chính trên thì α-zingiberene và sesquiphellandrene thường được nhắc đến nhiều nhất, là hai hoạt chất mang lại hương vị đặc trưng của gừng. Sesquiterpenes không chỉ được tìm thấy trong gừng mà còn có trong các loại tinh dầu khác như tinh dầu Ngọc Lan Tây Ylang Ylang, tinh dầu nhựa thơm Myrrh. Sesquiphellandrene trong tinh dầu gừng là chiết xuất của hai tên gọi là zingiberene và sesquiphellandrene – đây là hai hoạt chất có đặc tính làm dịu cơ thể, góp phần cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm cảm giác buồn nôn khi sử dụng bên trong đồng thời tăng cường sự tập trung, thúc đẩy cân bằng cảm xúc, giảm căng thẳng, tăng năng lượng tích cực khi sử dụng hương thơm với liệu pháp mát-xa nhẹ nhàng.
Tinh dầu gừng sử dụng trong mỹ phẩm hoặc bôi ngoài da nói chung làm dịu vết mẩn đỏ và loại bỏ vi khuẩn, đặc biệt là vết mẩn đỏ và vi khuẩn liên quan đến mụn trứng cá. Các đặc tính chống oxy hóa của nó có tác dụng bảo vệ da, ức chế các dấu hiệu tổn thương và lão hóa da. Đặc tính kích thích của nó làm cho nó trở thành một phần lý tường trong các loại kem dưỡng ẩm phục hồi, giúp phục hồi màu sắc và vẻ rạng rỡ cho làn da xỉn màu. Với hàm lượng khoáng chất phong phú trong tinh dầu gừng khi được sử dụng trên tóc sẽ góp phần hồi phục sức khỏe da đầu và sợi tóc, hơn nữa đặc tính khử trùng, chống nấm, chống viêm của nó còn giúp làm sạch tóc, dịu khô, chống ngứa ngáy do gàu. Bằng cách kích thích và cải thiện tuần hoàn, tinh dầu gừng giúp tăng cường sự phát triển của tóc, cho mái tóc khỏe mạnh hơn.
Như đã nêu ở trên, nhờ các thành phần hóa học có trong gừng mà nó đã được sử dụng trong y học với chức năng giải độc và tiêu hóa, tạo điều kiện loại bỏ độc tố và thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn làm giảm bớt những khó chịu liên quan đến dạ dày và đường ruột như đầy hơi, tiêu chảy, co thắt, khó tiêu, đau dạ dày và đau bụng. Đối với những người có ý định tăng cân, một chút tinh dầu gừng trước bữa ăn giúp tăng cảm giác thèm ăn. Đặc tính long đờm của nó có tác dụng loại bỏ chất nhầy khỏi đường hô hấp và giảm các triệu chứng của bệnh hô hấp bao gồm khó thở, hen suyễn, ho, cảm lạnh, cúm, viêm phế quản,... Khi được xoa bóp vào các cơ, tinh dầu gừng có đặc tính giảm đau nhức và làm dịu cơn đau cũng như viêm nghiễm, do đó được dùng chữa trị các chứng đau đầu, đau nửa đầu, viêm khớp, đau lưng và co thắt tử cung,...

Comment